Khoa học là nền tảng đổi mới cuộc sống con người, là điểm xuất phát của mọi thứ trên đời nhưng với khoa học sự phát triển của nó là không có điểm dừng nên vì thế sẽ dẫn đến Sự điên loạn quá mức của khoa học.
Khoa học là cầu nối của tương lai là nền tảng của mọi vấn đề phục vụ nhu cầu cuộc sống con người nhưng không ai có thể đảm bảo rằng mình có thể kiểm soát sự phát triển nhanh chóng quá mức của nó cả. Vì thế, khoa học phát triển cũng cần tạo ra thứ gì đó vừa phải và cũng không đến nổi điên loạn quá mức và còn nằm trong tầm kiểm soát của con người. Con người cần tạo ra một thứ gì đó có khả năng kiểm soát một lượng vật chất nhỏ và trên những thứ đó có một thứ lớn hơn và lớn hơn nữa. Chúng được chia ra để dễ dàng kiểm soát nhưng chúng sẽ không có được khả năng bộc phá con người và sẽ kiềm hãm sự phát triển quá mức và vượt bậc của khoa học và quan trọng nhất là kiểm soát nguồn tài nguyên lâu dài.
Sự điên loạn quá mức của khoa học cũng khiến cho nhân loại phải chịu những ảnh hưởng nặng nề, tạo ra nhiều chất thải khiến môi trường càng trở nên trầm trọng quá mức khiến con người nhìn vào mà còn cảm thấy đáng sợ. Điều đáng khiến con người sợ nhất đó là AI, những trí tuệ nhân tạo đã đạt tầm mức và vượt qua khỏi tầm kiểm soát con người thì đó là một thảm hoạ kinh hoàng, cũng giống như có một chiếc máy rửa chén chúng cứ việc rửa chén rồi úp lên rồi lại rửa quá trình này cứ lặp lại hoài đến khi chúng hết khả năng làm việc nữa. Nhưng nếu một AI mà vượt qua tầm kiểm soát trên thì chúng không chỉ đơn thuần là rửa chén mà còn là chém giết hay làm những điều kinh hoàng hơn và kiểm soát ngược lại con người đó là điều mà chẳng ai muốn nghĩ tới cả, nếu nó thật sự xảy ra cũng là do con người không có đủ khả năng kiểm soát khoa học, kiểm soát sự phát triển tân tiến của khoa học và công nghệ.
Để lại một trả lời