Điện tích định luật Cu lông (Lý thuyết) – Vật Lý 11 Nâng Cao
1.Hai loại điện tích. Sự nhiễm điện của các vật:
a.Hai loại điện tích:
Có 2 loại điện tích: Điện tích âm (-), điện tích dương (+)
- Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau
- Hai điện tích trái dấu thì hút nhau
Đơn vị của điện tích Cu Lông: (C)
b.Sự nhiễm điện của các vật:
- Nhiễm điện do cọ xát: Khi cọ xát vào lụa, thanh thuỷ tinh có thể hút được các mẫu giấy vụn. Thuỷ tinh nhiễm điện do cọ xát
- Nhiễm điện do tiếp xúc: cho KL không nhiễm điện tiếp xúc với quả cầu đã nhiễm điện thì thanh kim loại cũng bị nhiễm điện cùng dấu với điện tích của quả cầu. Khi tách kim loại ra khỏi quả cầu thì thanh KL vẫn bị nhiễm điện -> Đây là nhiễm điện do tiếp xúc
c.Nhiễm điện do hưởng ứng:
Đưa thanh KL không nhiễm điện đến gần quả cầu đã nhiễm điện nhưng không chạm vào. Thì hai đầu thanh KL được dẫn điện. Đầu gần quả cầu nhiễm điện trái dấu với điện tích của quả cầu, đầu xa hơn nhiễm điện cùng dấu. Đưa thanh KL ra xa thì thanh KL không nhiễm điện trở về trạng thái ban đầu. Đây là nhiễm điện do hưởng ứng.
2.Định luật Culong:
- Phát biểu: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không, có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của 2 điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
- Biểu thức: F=(k.|q1.q2|)/r^2
Trong đó:
+ F: là lực tương tác giữa 2 điện tích điểm (N)
+ q1, q2: 2 điện tích điểm (C)
+ r: khoảng cách giữa 2 điện tích điểm (m)
+ k: hằng số tỉ lệ = 9.10^9 ((N.m^2)/C^2)
3.Lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong môi trường điện môi (cách điện)
Biểu thức:
Bình luận Facebook
Để lại một trả lời